Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các dịch vụ đáo hạn ngân hàng ngày càng phổ biến & nhu cầu vay đáo hạn của khách hàng cũng rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng để thực hiện đúng & đủ lợi ích của việc chọn dịch vụ đáo hạn.
Bởi đến ngày đáo hạn không phải ai cũng đủ điều kiện có đủ tài chính để thanh toán 1 lần cho ngân hàng. Vì vậy, để không phải gắn mác “nợ xấu” nhiều khách hàng đã tìm để dịch vụ đáo hạn ngân hàng như một giải pháp hoàn hảo. Vậy làm sao để tìm được đơn vị đáo hạn ngân hàng uy tín, chuyên nghiệp giữa muôn ngàn tổ chức tín dụng hoạt động khắp cả nước như hiện nay. Thấu hiểu được khó khăn đó của khách hàng, Đáo Hạn Ngân Hàng 247 sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng bạn cần biết qua bài viết dưới đây.
Đáo hạn ngân hàng là gì & Các phương thức đáo hạn
Đáo hạn ngân hàng được hiểu một cách đơn giản là đã đến ngày khách hàng phải hoàn tất khoản nợ đã vay ngân hàng (bao gồm cả gốc + lãi) theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết. Có 03 phương thức đáo hạn ngân hàng phổ biến hiện nay:
Đáo hạn tại chỗ: là hình thức đáo hạn ngay tại ngân hàng đang vay vốn.
Đáo hạn chuyển ngân hàng hay còn gọi là đáo hạn chuyển vùng: là hình thức chuyển đổi khoản vay đến hạn sang khoản vay mới tại ngân hàng khác với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn thanh toán…
Vay đáo hạn dịch vụ bên ngoài để chuyển vào ngân hàng: là hình thức sử dụng bên thứ 3, các dịch vụ đáo hạn ngân hàng để hỗ trợ trả nợ ngân hàng để tránh các phiền phức có thể xảy ra. Sau khi, tất toán xong với ngân hàng về khoản vay cũ bạn đủ điều kiện để vay khoản mới khi đó bạn dùng số tiền vay mới để thanh toán nợ vay bên ngoài.
Nhân viên tư vấn khách hàng đáo hạn tại chỗ ngân hàng VPBank.
Kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng khi chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ là một trong những việc cần làm đầu tiên để cho quá trình đáo hạn được diễn ra suôn sẻ và kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm đáo hạn vay ngân hàng để biết mình cần chuẩn bị những giấy tờ gì quan trọng, nên tránh những điều gì để tiết kiệm thời gian & chi phí. Tham khảo một số kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng trước khi chuẩn bị hồ sơ thủ tục đáo hạn nhé.
- Không làm việc với các đơn vị dịch vụ mập mờ không hiểu về pháp lý.
- Không làm việc với các cá nhân không rõ lai lịch, không có địa điểm làm việc cụ thể gây mất an toàn khi bàn giao hồ sơ/tài sản.
- Tránh các nguồn tài chính không có thực hoặc không đáp ứng đủ số tiền chúng ta cần trả nợ tránh làm lỡ việc đáo hạn.
- Lựa chọn nơi uy tín, chuyên nghiệp có dịch vụ đáo hạn ngân hàng toàn quốc để hỗ trợ tư vấn đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi đưa ra quyết định.
- Chuẩn bị sẵn các giấy tờ cơ bản như: CMND, hộ khẩu/KT3, sổ đỏ, giấy phép kinh doanh + đăng ký mẫu dấu + con dấu (đối với doanh nghiệp), hợp đồng tín dụng khoản vay cũ.
- Chứng thư đồng ý cho vay của khoản vay mới (nếu có) để rút ngắn thời gian làm dịch vụ & cắt giảm chi phí không đáng có.
Kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng khi chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đáo hạn.
Thời gian thực hiện đáo hạn vay ngân hàng là bao lâu
Tốt nhất, khách hàng nên liên hệ với ngân hàng trước thời hạn hết hạn của hợp đồng vay ít nhất là 10 ngày để có thời gian chuẩn bị tài chính & các thủ tục cần thiết. Tránh tình ngày mai hết hạn hôm nay mới liên lạc với ngân hàng sẽ gây rủi ro trong quá trình tất toán. Đặc biệt, cần phải báo trước với ngân hàng thời gian tất toán & chốt số tiền cuối cùng cần thanh toán với ngân hàng để kịp xoay sở nếu chưa có đủ tiền để thanh toán.
Đối với khoản vay đáo hạn chuyển ngân hàng cần liên hệ trước với bên ngân hàng cho vay khoản vay mới để nhân viên ngân hàng hoàn tất hồ sơ vay, ra thông báo cho vay nhằm rút ngắn quy trình đáo hạn ngân hàng. Thông thường, tùy hồ sơ & khu vực thời gian dịch vụ sẽ dao động từ 3-7 ngày.
Mức phí khi đáo hạn ngân hàng
Mức phí & lãi suất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi vay ngân hàng. Đặc biệt, đối với những khách hàng lớn với số tiền vay lên đến hàng tỷ đồng điều này lại càng được quan tâm đặc biệt. Vậy mức phí & lãi suất vay đáo hạn ngân hàng là bao nhiêu? Và được tính như thế nào?
Tùy thuộc vào từng ngân hàng, đối tượng vay ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất vay đáo hạn khác nhau. Thông thường, chi phí đáo hạn ngân hàng trên thị trường hiện nay dao động từ 0,3 – 0,5%/ngày đối với vay thế chấp, 0,5 – 0,7%/ngày đối với vay tín chấp. Và mức phí thấp nhất là 0,2%/ngày thường áp dụng đối với các khoản vay lớn có giá trị hàng tỷ đồng hoặc thời gian vay đáo hạn dài.
Cách tính lãi suất vay đáo hạn được tính theo công thức như sau:
Nợ lãi = (số tiền vay * lãi suất vay * số ngày vay thực tế): 365 Ngày
Kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng nhanh chóng, an toàn & uy tín
Đừng quá lo lắng nếu chẳng may bạn phải đáo hạn các khoản vay ngân hàng hay lo sợ phiền phức vì các thủ tục phức tạp, rườm rà. Chỉ cần nắm rõ những điều sau, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí và lãi suất cực thấp.
- Lựa chọn ngân hàng/tổ chức tín dụng uy tín, chuyên nghiệp thông qua các chuyên viên tư vấn của các đơn vị đó tư vấn về hồ sơ, thủ tục, quy trình & lãi suất khi đáo hạn. Bằng cách này, khách hàng sẽ dễ dàng nhận thấy được đơn vị, tổ chức dịch vụ đáo hạn ngân hàng đó có đáng tin cậy hay không, chuyên nghiệp hay không.
- Tìm hiểu kỹ hồ sơ thủ tục của ngân hàng mình đáo hạn & ngân hàng mới nếu thực hiện đáo hạn chuyển ngân hàng. Vì mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu khác nhau về giấy tờ thực hiện đáo hạn.
- Chủ động xác định ngày đáo hạn để quá trình đáo hạn tại ngân hàng được diễn ra đúng kế hoạch. Bởi mỗi khoản vay sẽ có ngày đáo hạn riêng & được ghi rõ trong hợp đồng. Điều bạn cần làm là chủ động ghi nhớ ngày đáo hạn chính xác để lên kế hoạch trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Nói không với các dịch vụ tín dụng đen. Khi đến kỳ đáo hạn nhiều khách hàng sợ bị phạt hoặc bị rơi vào danh sách nợ xấu của CIC nên đã tìm đến các tổ chức tín dụng đen để vay nóng & tin vào lời chào mời “có cánh” của các nhân viên để trả nợ cho kịp thời hạn. Tuy nhiên, hệ lụy nợ chồng nợ sau đó rất nghiêm trọng.
- Chú ý thời hạn kết thúc hợp đồng, tránh tình trạng quá hạn & rơi vào nợ xấu.
- Xem xét tình hình thực tế của bản thân để chọn hình thức đáo hạn phù hợp nhất. Vì mỗi hình thức có điều kiện, thủ tục khác nhau.
Một số câu hỏi thường gặp khi đáo hạn ngân hàng
1/ Có nên đáo hạn ngân hàng hay không?
Lợi ích khi đáo hạn khoản vay kịp thời
Có nên đáo hạn ngân hàng hay không? Có nên đáo hạn ngân hàng trước thời hạn hay không là điều mà nhiều người đi vay quan tâm, đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên thực hiện đáo hạn. Thông thường, đối với các khoản vay đã đến hạn thanh toán nhưng vì lý do nào đó, người vay không đủ khả năng trả nợ thì việc hỗ trợ đáo hạn ngân hàng là điều cần thiết nhờ những lợi ích sau:
- Không phải vay ngoài với lãi suất cao.
- Thủ tục đáo hạn đơn giản, thời gian thẩm định & giải ngân nhanh chóng.
- Được thanh toán khoản vay đúng hạn, không gây nhiều phiền phức trong việc trễ nợ ngân hàng.
- Được duyệt khoản vay vốn mới với giá trị lớn hơn khoản vay cũ từ 200 triệu lên đến 50 tỷ đồng trong thời hạn vay cao nhất đến 25 năm. Có thêm một khoản vốn nhất định nhằm tiếp tục đầu tư kinh doanh sau khi hoàn tất nợ cũ.
- Không bị tịch thu tài sản, không bị ghi nợ xấu trên lịch sử tín dụng CIC.
Bất lợi nếu không đáo hạn khoản vay
Trường hợp tài chính chưa đủ nhưng nếu không đáo hạn khoản vay người đi vay sẽ gặp những khó khăn như:
- Bị phạt phí trả chậm ngân hàng với mức lãi suất phạt lên đến 50%/tháng so với lãi suất được áp dụng cho khoản vốn vay trước đó.
- Tài sản thế chấp bị phát mãi hoặc thu hồi để trả nợ.
2/ Đáo hạn ngân hàng có mất phí không?
Nếu đáo hạn gửi tiết kiệm thì khách hàng không cần thanh toán bất kỳ khoản phí nào cả. Đối với hình thức đáo hạn khoản vay khách hàng cần phải thanh toán một khoản phí nhất định, mức phí cụ thể được quy định khác nhau tại mỗi ngân hàng. Thông thường, phí đáo hạn dao động ở mức 0,3 – 0,7%/ngày.
3/ Nợ xấu có được vay đáo hạn ngân hàng không?
Theo quy định của ngân hàng, nợ xấu nhóm 3 trở lên sẽ được lưu hồ sơ trong 5 năm mới được xóa (lưu ý khách hàng phải thanh toán hết nợ mới được gỡ nợ xấu). Vì thế, hầu hết các khoản vay bị nợ xấu sẽ không được đáo hạn.
4/ Bao lâu đáo hạn ngân hàng 1 lần
Kỳ đáo hạn sẽ được tính theo hợp đồng mà khách hàng ký với ngân hàng, khách hàng có thể xem kỳ đáo hạn của mình thông qua Khế ước nhận nợ, hoặc hợp đồng tín dụng. Thông thường, các ngân hàng có hình thức đáo hạn 1 năm 1 lần dựa trên tình hình kinh tế thu nhu nhập/kinh doanh của khách hàng.
5/ Thời gian cho phép quá hạn đáo hạn ngân hàng là bao lâu?
Hầu hết các ngân hàng đều khuyến khích đáo hạn ngân hàng đúng thời điểm để tránh phiền phức & không phát sinh phí phạt. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bất khả kháng họ phải đáo hạn trễ. Vậy thời gian cho phép quá hạn đáo hạn ngân hàng là bao lâu? Về cơ bản với câu hỏi này thì đáp án được đưa ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Bạn chọn vay khoản vay ở đơn vị ngân hàng, tổ chức nào?
- Bạn vay khoản vay bao nhiêu?
- Tình trạng nợ xấu của bạn như thế nào?…
Nhưng, tựu chung bạn không được phép quá hạn đáo hạn lâu ngày. Thông thường nếu bạn trễ 1 – 2 ngày thì sẽ bị nhắc nhở, đôn đốc trả nợ ngân hàng. Nếu trễ hạn 10 ngày thì bạn sẽ có thể bị xếp vào nhóm nợ 2. Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn cho quá trình đáo nợ ngân hàng. Tình huống xấu nhất, khi quá hạn 90 ngày thì bạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Lúc này, không chỉ việc vay đáo hạn dường như không thể mà bạn có thể bị mất tài sản do không thể trả nợ.
6/ Có nên vay nóng để kịp thời điểm đáo hạn ngân hàng?
Để tránh các phiền phức xảy ra khi không thể đáo hạn kịp thời, nhiều khách hàng chọn cách vay nóng để trả nợ ngân hàng. Vậy nên hay không vay nóng để đáo hạn ngân hàng?
Phương án tốt nhất vẫn là bạn nên ghi nhớ ngày đáo hạn để có phương án tài chính phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu chưa thể chuẩn bị đủ tiền để trả khoản vay cho ngân hàng khách hàng nên tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín, chuyên nghiệp để vay đáo hạn ngân hàng.