Trang chủ » Về Chúng Tôi » Các nhóm nợ quá hạn theo quy định pháp luật mới nhất

Các nhóm nợ quá hạn theo quy định pháp luật mới nhất

Các nhóm nợ quá hạn được coi như một vấn đề “nhức nhối” ảnh hưởng đến tài chính cho cả khách hàng và bên cho vay. Bài viết này Đáo Hạn Ngân Hàng 247 sẽ mang lại tới bạn cái nhìn chi tiết về nợ quá hạn, cách phân loại và khi nào nợ quá hạn “biến thành” nợ xấu.

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là gì

Nợ quá hạn là các khoản vay mà người đi vay không thanh toán được đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng hoặc tổ chức cho vay khác. Khi khi khoản nợ bị quá hạn trả, khách hàng có thể sẽ phải chịu phí phạt (khoảng 5%) và lãi suất chậm trả từ 20-40% tuỳ tổ chức tín dụng cho vay.

Trên thực tế, các ngân hàng/tổ chức tín dụng thường linh động cho khách vay không tính lãi/phí phạt nếu hoàn thành nghĩa vụ trả nợ định kỳ trễ dưới 10 ngày.

Phân loại các nhóm nợ quá hạn, nợ xấu

Phân loại các nhóm nợ quá hạn, nợ xấu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, các nhóm nợ quá hạn tại nước ta được chia thành 5 nhóm với thời gian quá hạn và mức độ rủi ro tăng dần. Cụ thể như sau:

Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

– Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

– Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

– Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

– Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

– Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Khi nào nợ quá hạn thành nợ xấu?

Khi nào nợ quá hạn thành nợ xấu?

Nếu nợ chậm trả đã quá hạn trên 91 ngày hoặc đã gia hạn nợ lần đầu hoặc không đủ khả năng tài chính để trả nợ để phải được ngân hàng được miễn hoặc giảm lãi. Ngoài ra, theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ quá hạn trở thành nợ xấu nhóm 3 khi:

1. Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

2. Nợ gia hạn nợ lần đầu;

3. Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

4. Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
  • Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
  • Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
  • Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5 Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

6. Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Việc hiểu rõ về nợ quá hạn và cách thức phân loại sẽ giúp người vay có những quyết định chính xác hơn trong sắp xếp tài chính để trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ xấu. Hy vọng rằng, qua bài viết của Đáo Hạn Ngân Hàng 247, bạn đã có những thông tin hữu ích liên quan đến các nhóm nợ quá hạn để có những kế hoạch an toàn nhất khi vay vốn của mình.

Có Thể Bạn Thích :

- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, nhà hẻm nhỏ, nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (sài gòn, bình dương, đồng nai, long an, v.v...) và chi phí tốt số 1.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 có dịch vụ đáo hạn ngân hang, giải chấp ngân hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Bài viết liên quan