Trang chủ » Blog » Nợ quá hạn bao nhiêu ngày lên CIC? Thông tin mới nhất

Nợ quá hạn bao nhiêu ngày lên CIC? Thông tin mới nhất

Bạn không may bị quá hạn trả nợ và lo lắng rằng nợ quá hạn bao nhiêu ngày lên CIC? Bạn thắc mắc nợ quá hạn bao lâu sẽ ảnh hưởng đến CIC? Cùng Đáo Hạn Ngân Hàng 247 giải đáp ngay sau đây nhé!

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay không thể trả gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng đã ký với ngân hàng/tổ chức tín dụng. Khi một khoản nợ bị quá hạn, khách hàng sẽ bị tính thêm phí phạt và lãi chậm trả gây áp lực tăng thêm trong quá trình trả nợ. Đặc biệt hơn, nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và điều này có thể gây khó khăn trong việc vay vốn trong tương lai. Theo hệ thống phân loại nợ tại nước ta, nợ quá hạn thường được hiểu là nợ Nhóm 2 – là khoản nợ từ trên 10 ngày đến dưới 90 ngày.

Nợ nhóm 1 tuy bao gồm cả nhóm khách vay chậm trả dưới 10 ngày nhưng nhìn chung vẫn được coi là đủ tiêu chuẩn để đạt lịch sử tín dụng tốt, thường được hầu hết các ngân hàng/tổ chức tín dụng linh động miễn áp dụng phí phạt/lãi chậm trả.

Nợ quá hạn bao nhiêu ngày lên CIC?

Nợ quá hạn bao nhiêu ngày lên CIC?

Căn cứ theo điều 7, 8 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin về nợ quá hạn sẽ được cập nhật lên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) hàng tháng, muộn nhất là sau 5 ngày làm việc của tháng tiếp theo. Cụ thể như sau:

Điều 7. Cung cấp thông tin tín dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và được phân thành các nhóm chỉ tiêu sau:

a) Thông tin nhận dạng khách hàng vay là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể; thông tin nhận dạng khách hàng vay là doanh nghiệp, tổ chức khác; thông tin nhận dạng chủ thẻ tín dụng;

b) Thông tin hợp đồng tín dụng;

c) Thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng vay;

d) Thông tin tình trạng tài khoản thẻ tín dụng;

e) Thông tin bảo đảm tiền vay;

g) Thông tin tài chính của khách hàng vay là doanh nghiệp;

h) Thông tin đầu tư trái phiếu vào khách hàng vay là doanh nghiệp.

2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật và các quy định khác của pháp luật.

3. Việc cung cấp thông tin tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử theo các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng và hướng dẫn của CIC. Trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện có thể cung cấp bằng văn bản đối với một số nhóm hoặc toàn bộ các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng nhưng phải được CIC chấp thuận.

Điều 8. Thời hạn cung cấp thông tin tín dụng

1. Cung cấp dữ liệu phát sinh chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh dữ liệu đối với các nhóm chỉ tiêu thông tin sau:

a) Các nhóm chỉ tiêu thông tin tại điểm a, b và g khoản 1 Điều 7 Thông tư này khi có khách hàng vay mới;

b) Các nhóm chỉ tiêu thông tin tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Thông tư này khi có tối thiểu một chỉ tiêu trong nhóm thay đổi nội dung.

2. Các nhóm chỉ tiêu thông tin tại điểm c, d, e và h khoản 1 Điều 7 Thông tư này cung cấp chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của tháng liền kề trước đó.

3. Nhóm chỉ tiêu thông tin tại điểm g khoản 1 Điều 7 Thông tư này cung cấp trước ngày 30 tháng 4 của năm tiếp theo.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô cung cấp dữ liệu phát sinh trong tháng chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của tháng liền kề trước đó.

Xoá nợ quá hạn trên CIC như thế nào?

Xoá nợ quá hạn trên CIC như thế nào?

Khách hàng cần thanh toán đầy đủ khoản nợ gốc và lãi suất (nếu còn dư nợ) để đủ điều kiện xem xét xoá lịch sử nợ quá hạn trên CIC. Cụ thể, trong trường hợp khoản vay của bạn trên 10 triệu, bạn phải chờ khoảng 12 tháng sau khi tất toán để xoá bỏ hoàn toàn lịch sử tín dụng tiêu cực.

Đối với khoản vay quá hạn dưới 10 triệu, thông tin lịch sử quá hạn sẽ được xoá ngay sau tháng cập nhật tiếp theo của CIC. Điều này là do từ ngày 01/12/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cung cấp thông tin tín dụng (trong đó có lịch sử tín dụng xấu) trên CIC đối với khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN:

Điều 11. Hạn chế khai thác thông tin tín dụng

1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cho thắc mắc “Nợ quá hạn bao nhiêu ngày lên CIC?” và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về nợ quá hạn và biết cách để xoá nợ quá hạn trên CIC bền vững nhất.

Có Thể Bạn Thích :

- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, nhà hẻm nhỏ, nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (sài gòn, bình dương, đồng nai, long an, v.v...) và chi phí tốt số 1.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 có dịch vụ đáo hạn ngân hang, giải chấp ngân hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Bài viết liên quan