Trang chủ » Blog » Phân biệt nợ xấu và nợ quá hạn chi tiết nhất

Phân biệt nợ xấu và nợ quá hạn chi tiết nhất

Nợ xấu và nợ quá hạn là hai thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Trong bài viết này, Đáo Hạn Ngân Hàng 247 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm về hai loại nợ trên và cách phân biệt chúng chi tiết nhất.

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là gì

Nợ quá hạn là khoản nợ (bao gồm gốc và lãi) mà người vay không thể hoàn trả đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng ban đầu. Nợ quá hạn tiềm ẩn rủi ro phát sinh phí phạt, tăng lãi và chuyển thành nợ xấu nếu chậm trả từ 91 ngày trở lên tính từ thời hạn trả nợ theo thoả thuận. Trên thực tế, nhiều ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ linh động cho khách hàng chậm trả từ 7-10 ngày so với thời hạn mà không bị phạt.

Theo quy định pháp luật tại điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các nhóm nợ trong và quá hạn được quy định như sau:

  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá đủ khả năng thu hồi gốc và lãi.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn hơn 10 ngày và dưới 90 ngày hoặc đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng – gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đây là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên, được đánh giá là nợ rủi ro khó đòi cao – thậm chí có nguy cơ mất vốn. Cụ thể, những nhóm nợ xấu được Thông tư này quy định chi tiết như sau:

  • Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày hoặc được miễn/giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi.
  • Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; khoản nợ cơ cấu thời hạn lần đầu nhưng vẫn quá hạn đến 90 ngày hoặc đã cơ cấu lần hai còn trong hạn.
  • Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc cơ cấu lại lần thứ hai nhưng vẫn quá hạn; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên.

Phân biệt nợ xấu và nợ quá hạn

Nợ xấu và nợ quá hạn đều liên quan đến việc không thanh toán đúng hạn, nhưng nợ xấu là tình trạng nghiêm trọng hơn, thường phát sinh sau một khoảng thời gian dài chậm trả nợ do khách hàng mất khả năng tài chính hoặc trốn tránh nghĩa vụ thanh toán khoản vay.

Cụ thể, sự khác biệt cơ bản giữa nợ quá hạn và nợ xấu như sau:

Đặc điểm Nợ Quá Hạn Nợ Xấu
Thời điểm xác định Vượt quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng đến 90 ngày Được xác định khi nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu khi chậm trả từ 91 ngày trở lên
Phân loại Thường được phân loại vào nhóm 1 hoặc nhóm 2 của hệ thống quản lý nợ. Được phân vào nhóm nợ 3, 4, hoặc 5 của hệ thống quản lý nợ.
Tác động đến lịch sử tín dụng Tạo lịch sử xấu do nợ quá hạn, nhưng vẫn có thể vay vốn thuận lợi trong tương lai nếu chứng minh được khả năng tài chính đảm bảo. Tạo ra một lịch sử tín dụng xấu, ảnh hưởng rất tiêu cực đến khả năng vay vốn trong tương lai.
Tác động đến tài chính Bị áp dụng lãi suất, phí phạt. Bị áp dụng lãi suất, phí phạt, và lãi chồng (lãi kép) nếu để nợ xấu kéo dài, đồng thời phát sinh rủi ro bị tịch thu tài sản (nếu vay thế chấp).
Tác động pháp lý Không. Thường ngân hàng/tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhắc nợ thông thường Có. Khách hàng có thể bị khởi kiện dân sự, thậm chí là bị truy tố hình sự nếu cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu bỏ trốn, dùng “nợ xấu” để che đậy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Nợ quá hạn bao lâu được xem là nợ xấu?

Nợ quá hạn bao lâu được xem là nợ xấu

Căn cứ theo quy định pháp luật tại điểm c, d, đ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ quá hạn khi từ 91 ngày trở lên sẽ rơi vào các nhóm nợ xấu. Ngoài ra, còn có các trường hợp khác được quy định chuyển nợ quá hạn thành nợ xấu cụ thể như sau:

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

1. Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

2. Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

3. Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

4. Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

  • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

5. Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

6. Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

7. Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

8. Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

1. Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

2. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

3. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

4. Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

5. Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

6. Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

7. Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

8. Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

1. Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

2. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

3. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

4. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

5. Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

6. Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

7. Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

8. Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

9. Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

10. Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nợ xấu có bị kiện, bị đi tù không?

Nợ xấu có bị kiện, bị đi tù không

Nợ xấu không phải là tội danh trong Bộ luật hình sự, do đó không dẫn đến trách nhiệm hình sự trừ khi có dấu hiệu của hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản núp bóng của hình thức “Nợ xấu”.

Tuy nhiên, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoàn toàn có thể khởi kiện dân sự để buộc khách hàng nợ xấu phải thanh toán khoản nợ. Do đó, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải chấp hành việc tham dự đầy đủ các phiên toà theo yêu cầu và không trốn tránh nghĩa vụ thanh toán nợ (mỗi khi có tài chính) để tránh bị hình sự hoá vụ việc.

Nợ xấu bao lâu được xoá?

Thời gian để xóa nợ xấu khỏi hệ thống CIC phụ thuộc vào tình hình trả khoản nợ của bạn. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, lịch sử nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ tối đa 5 năm trên CIC sau khi hoàn thành hoàn toàn nghĩa vụ trả nợ.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Đáo hạn ngân hàng 247 cho thắc mắc phân biệt giữa nợ xấu và nợ quá hạn chi tiết nhất 2024. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu rõ ràng về hai loại nợ này và tránh chúng nếu đang trong quá trình vay vốn để không làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.

Có Thể Bạn Thích :

- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, nhà hẻm nhỏ, nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (sài gòn, bình dương, đồng nai, long an, v.v...) và chi phí tốt số 1.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 có dịch vụ đáo hạn ngân hang, giải chấp ngân hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Bài viết liên quan