Trang chủ » Blog » Cách kiểm tra tài sản thế chấp mới nhất, đơn giản

Cách kiểm tra tài sản thế chấp mới nhất, đơn giản

Bạn đang có ý định mua tài sản từ một người khác (nhà, đất, xe cộ,…) nhưng bạn không biết tài sản này có đủ giá trị pháp lý, có đang bị thế chấp hay không? Nếu bạn đang gặp những vấn đề này, hãy đọc bài viết sau đây của Đáo Hạn Ngân Hàng 247 để biết cách kiểm tra tài sản thế chấp mới nhất 2024 một cách đơn giản và cực kỳ dễ dàng.

Những hạn chế của tài sản đang trong quá trình thế chấp

Những hạn chế của tài sản đang trong quá trình thế chấp

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, “thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (bên thế chấp) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp”. Giao dịch dân sự yêu cầu thế chấp phổ biến nhất hiện nay là vay vốn dùng tài sản đảm bảo. Điều này giúp ngân hàng, cá nhân/tổ chức cho vay có thể kiểm soát được rủi ro, trong trường hợp xấu nhất thì sẽ thu hồi tài sản thế chấp phát mại để trả nợ cho khoản vay.

Tài sản thế chấp thường là các tài sản có giá trị cao như bất động sản và động sản có giá trị cao như (ô tô, tàu biển, máy bay, tài sản chứng khoán,…). Tuy nhiên, khi tài sản đang trong quá trình thế chấp, tài sản sẽ bị một số hạn chế sau:

  • Bên thế chấp không được quyền bán, cho thuê, tặng, thừa kế, chuyển nhượng, đổi, cầm cố, thế chấp lại hoặc sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác, trừ trường hợp có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
  • Bên thế chấp phải bảo quản, bảo dưỡng, bảo vệ tài sản thế chấp và chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ này gây ra.
  • Bên thế chấp phải chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp như thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm, sửa chữa, bồi thường,….
  • Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp về mọi sự kiện có ảnh hưởng đến tài sản thế chấp như tranh chấp, kiện tụng, thiên tai, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt,….

Do đó, về cơ bản, việc mua phải tài sản thế chấp sẽ khá rủi ro về mặt pháp lý cho người mua. Người mua có thể bị mất quyền sử dụng và sở hữu tài sản, vướng vào tranh chấp kiện tụng không đáng có.

Tại sao chúng ta lại cần kiểm tra tài sản thế chấp?

Tại sao chúng ta lại cần kiểm tra tài sản thế chấp?

Việc kiểm tra tài sản thế chấp mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua lẫn người bán, cụ thể như sau:

  • Bảo vệ quyền lợi của người mua: Khi bạn kiểm tra tài sản thế chấp, bạn sẽ biết được tình trạng pháp lý của tài sản. Bạn sẽ an tâm hơn khi sở hữu tài sản và không phải lo lắng về những tranh chấp sau này.
  • Bảo vệ quyền lợi của người bán: Khi bạn kiểm tra tài sản thế chấp, bạn sẽ tránh được những vi phạm pháp luật khi bán tài sản. Nếu thấy tình trạng tài sản của mình vẫn đang thế chấp trong khi đã trả hết nợ, bạn có thể thực hiện xoá thế chấp để “giải phóng” tài sản trước khi thực hiện giao dịch

Cách kiểm tra tài sản thế chấp khoản vay tại ngân hàng như thế nào?

Có hai cách tra cứu tài sản đảm bảo, bạn có thể kiểm tra trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc online thông qua website Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm: https://dktructuyen.moj.gov.vn. Tuỳ loại tài sản bạn thế chấp cũng như sự thuận tiện nhất của bản thân mà bạn có thể lựa chọn được hình thức kiểm tra phù hợp nhất cho bản thân mình.

Kiểm tra tài sản thế chấp trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Kiểm tra tài sản thế chấp trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Căn cứ tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CPKhoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, đối với từng loại tài sản thế chấp, bạn cần đến một trong những cơ quan sau để thực hiện việc kiểm tra:

  1. Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 Nghị định này.
  2. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay quy định tại Điều 38 Nghị định này.
  3. Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khác quy định tại Điều 41 Nghị định này.
  4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  5. Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung (sau đây gọi là động sản) và trường hợp khác quy định tại Điều 44 Nghị định này.

Tra cứu tài sản thế chấp online trên trang web của Cục đăng ký quốc gia về tài sản đảm bảo

Tra cứu tài sản thế chấp online trên trang web của Cục đăng ký quốc gia về tài sản đảm bảo

Nếu tài sản đảm bảo của bạn không phải là đất đai, tàu bay, tàu biển và chứng khoán, bạn có thể tra cứu tình trạng thế chấp của tài sản mình hoàn toàn online thông qua website: https://dktructuyen.moj.gov.vn. Cụ thể các bước để tra cứu như sau:

Bước 1: Truy cập trang web của theo địa chỉ: https://dktructuyen.moj.gov.vn.

Bước 2: Trên giao diện trang web, bạn sẽ thấy khung tra cứu thông tin. Để thực hiện tra cứu miễn phí, nhập số đơn đăng ký (được cung cấp sau khi hoàn tất việc đăng ký thế chấp), hoặc thông tin của bên bảo đảm (số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/thẻ căn cước/hộ chiếu, chứng minh sỹ quan hoặc chứng minh quân đội) hoặc số khung của tài sản đảm bảo (trong trường hợp tài sản đảm bảo là ô tô).

Bước 3: Nhập mã xác thực được yêu cầu và nhấn vào ô “Tìm kiếm”. Kết quả tra cứu sẽ như sau:

  • Nếu có thông tin, giao diện sẽ hiển thị chi tiết về tài sản đảm bảo. Thông tin này bao gồm các điều như thế chấp đã được thực hiện hay chưa, và tên chủ sở hữu của tài sản.
  • Nếu không có thông tin, bạn sẽ nhận được thông báo không tìm thấy kết quả.

Trên đây là A-Z giải đáp của Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cho thắc mắc về cách kiểm tra tài sản thế chấp mới và tiện lợi nhất hiện nay. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể tự kiểm tra tình trạng thế chấp của tài sản một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúc bạn thành công.

Có Thể Bạn Thích :

- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, nhà hẻm nhỏ, nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (sài gòn, bình dương, đồng nai, long an, v.v...) và chi phí tốt số 1.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 có dịch vụ đáo hạn ngân hang, giải chấp ngân hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Bài viết liên quan