Trang chủ » Blog » Thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng như thế nào?

Thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng như thế nào?

Lệ phí giải chấp sổ đỏ theo quy định của Pháp luật là bao nhiêu? Thủ tục giải chấp sổ đổ ngân hàng như thế nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều người đang thế chấp hoặc giải chấp quyền sử dụng đất của mình. Những hướng dẫn chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn tiến hành thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Giải chấp sổ đỏ liên quan đến nghĩa vụ đảm bảo của tài sản
Giải chấp sổ đỏ liên quan đến nghĩa vụ đảm bảo của tài sản

Thủ tục, quy trình giải chấp ngân hàng khi thế chấp sổ đỏ 

Thông tin chính xác về thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng, chúng tôi trích dẫn dựa trên Luật Đất đai 2013, Thông tư liên tịch 9/2016 hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và Nghị định 102/2017/NĐ-CP đăng ký biện pháp đảm bảo.

Giải chấp sổ đỏ là gì?

Xóa thế chấp, hay thuật ngữ chuyên ngành là giải chấp ngân hàng là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đảm bảo được sử dụng khi vay vốn ngân hàng. Khi tài sản được giải chấp, nó không còn nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ nữa.

Như vậy, khi đến hạn trả nợ gốc ngân hàng, người vay bắt buộc phải giải chấp sổ đỏ, đồng nghĩa với việc thanh lý hợp đồng vay đúng hạn. Nếu không, khoản vay được chuyển thành nợ quá hạn, lưu vào lịch sử tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng vay sau này.

Tương tự xóa thế chấp sổ đỏ là giải trừ thế chấp với tài sản cụ thể là: quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Cần hiểu rằng, khi bắt đầu vay vốn ngân hàng với tài sản đảm bảo là sổ đỏ nhà đất, tài sản này được làm thủ tục thế chấp. Còn khi kết thúc hợp đồng vay, sổ đỏ cần được giải trừ thế chấp, trừ khi tiếp tục khoản vay hoặc sử dụng cho một khoản vay tiếp theo.

Ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn hồ sơ liên quan đến giải chấp sổ đỏ
Ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn hồ sơ liên quan đến giải chấp sổ đỏ

Xóa thế chấp sổ đỏ cần phải thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Các trường hợp được xóa thế chấp sổ đỏ

Tại Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định về các trường hợp xóa thế chấp như sau:

– Chấm dứt việc thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Thay thế quyền sử dụng đất bằng tài sản có giá trị khác để thực hiện nghĩa vụ đảm bảo.

– Xử lý xong toàn bộ tài sản đảm bảo: Nghĩa là khi khoản vay đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo song bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc Luật có quy định thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. 

– Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong trường hợp được Pháp luật quy định.

– Có quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực Pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm.

– Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm.

– Giải chấp tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở khi chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.

Cần chuẩn bị và nộp hồ sơ giải chấp sổ đỏ cho cơ quan chức năng
Cần chuẩn bị và nộp hồ sơ giải chấp sổ đỏ cho cơ quan chức năng

Hồ sơ giải chấp sổ đỏ

Hồ sơ này được Chính phủ quy định tại Điều 26 thông tư 9/2016/TTLT-BTP-BTNMT và Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP bao gồm:

– Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (làm theo mẫu 03/XĐK).

– Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm: Bạn có thể sử dụng bản chính trong hồ sơ hoặc bản sao có chứng thực. 

– Văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận đảm bảo: Cần có khi đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp chỉ có chữ ký của bên nhận đảm bảo.

– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bên thế chấp.

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không cần nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Văn bản ủy quyền cho người thứ 3 làm thủ tục giải chấp nếu có (nộp 1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không chứng thực kèm bản chính đối chiếu).

Các bước giải chấp sổ đỏ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Nhìn chung việc chuẩn bị hồ sơ tương đối đơn giản, bạn sẽ được phía ngân hàng hỗ trợ về đơn yêu cầu xóa thế chấp và văn bản đồng ý xóa thế chấp. Các giấy tờ còn lại bạn chỉ cần photo, mang đi công chứng và cho vào hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Với hồ sơ hoàn thiện, bạn nộp tại Cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương. Tùy từng địa phương mà Cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết có thể khác nhau.

Hồ sơ giải chấp sổ đỏ được xử lý trong không quá 3 ngày
Hồ sơ giải chấp sổ đỏ được xử lý trong không quá 3 ngày

Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và trả giấy hẹn trả kết quả

Sau khi hồ sơ tiếp nhận, nó sẽ được xử lý theo đúng trình tự quy định, bạn cũng được nhận giấy hẹn trẻ kết quả:

– Nếu có căn cứ hồ sơ thuộc trường hợp bị từ chối giải chấp do thông tin hồ sơ không đúng với thông tin lưu trữ tại cơ quan đăng ký thì sẽ có Văn bản từ chối đăng ký. Đồng thời hồ sơ được chuyển xuống bộ phận tiếp nhận, hẹn trả cho người đăng ký. Nếu thiếu thông tin, bên tiếp nhận sẽ hướng dẫn người yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ theo đúng quy định.

– Nếu hồ sơ đúng được giải chấp theo yêu cầu thì trong thời hạn xử lý, Cơ quan thẩm quyền cần ghi vào sổ địa chính, xác nhận trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp và xác nhận trên Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.

Bước 4: Trả kết quả

Trả kết quả cho người đăng ký có thể theo phương thức nhận trực tiếp tại Cơ quan thẩm quyền hoặc bộ phận tiếp nhận hoặc trả kết quả theo cơ chế một cửa. Cụ thể, người đăng ký nhận lại hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Cơ quan chức năng cần giải quyết và gửi kết quả đăng ký cho người đăng ký.

Nhà đất sau khi giải chấp sẽ không còn nghĩa vụ đảm bảo
Nhà đất sau khi giải chấp sẽ không còn nghĩa vụ đảm bảo

Lệ phí giải chấp sổ đỏ

Hiện nay, lệ phí giải chấp sổ đỏ cũng thực hiện theo quy định của Pháp luật, nhìn chung ở mức trung bình. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ, bạn có thể mất thêm một số lệ phí khác như: Tiền công chứng, tiền giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị nhận hồ sơ, tiền photo,…

Về chính xác mức lệ phí giải chấp sổ đỏ cần phải nộp, bạn sẽ được Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ cung cấp cụ thể. Đây cũng là nơi bạn nộp lệ phí cùng hồ sơ để được xem xét xác nhận giải chấp tài sản.

Lưu ý cả trong trường hợp hồ sơ giải chấp sổ đỏ của bạn bị trả về, bạn vẫn mất lệ phí xử lý hồ sơ này.

Xóa thế chấp ngân hàng ở đâu?

Hiện nay theo quy định của Pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ xóa thế chấp sổ đỏ ngân hàng là Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. 

Ngoài ra, cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

Thủ tục, quy trình giải chấp ngân hàng theo quy định mới nhất đã đơn giản hơn rất nhiều. Bạn cần chú ý chuẩn bị thật kỹ giấy tờ thì sẽ được giải quyết rất nhanh chóng, dễ dàng.

 

Có Thể Bạn Thích :

- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chuyên hỗ trợ bạn vay tại ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…) đối với các trường hợp khó như: KHÔNG chứng minh thu nhập, KHÔNG có phương án kinh doanh, bị NỢ XẤU ngân hàng, nhà hẻm nhỏ, nhà diện tích nhỏ, đất dính quy hoạch cần vay vốn có TÀI SẢN THẾ CHẤP (nhà đất, v.v... ) có phí dịch vụ.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 cam kết giúp bạn giải ngân nhanh số 1 (sài gòn, bình dương, đồng nai, long an, v.v...) và chi phí tốt số 1.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 chỉ hỗ trợ vay và lấy phí dịch vụ không cho vay. Vì thế Anh/chị có thể yên tâm tuyệt đối khi đến dịch vụ của chúng tôi.
- Đáo Hạn Ngân Hàng 247 có dịch vụ đáo hạn ngân hang, giải chấp ngân hàng nhanh, chi phí thấp số 1.


Bài viết liên quan